Sách Trang Trí Nội Ngoại Thất Theo Thẩm Mỹ và Phong Thủy Phương Đông

01. Ý Niệm Cơ Bản – Đạo và Thuyết Âm Dương

Các dinh thự cổ ở Trung Hoa và các tòa nhà đầu não của các tập đoàn đa quốc ở Á châu đều mang dáng dụp ảnh hưởng nguyên tắc lựa chọn kiểu đất và trang trí của phong thủy – Một nghệ thuật bố trí nội và ngoại thất của Trung Hoa vẫn còn giữ được nguyên vẹn để nhắm đạt được một nơi sống an lành và làm việc trong vui thú. Từ bao ngàn năm nay, người Á châu đã thấy đời sống của họ gắn bó một cách kỳ lạ vào môi trường xung quanh. Họ tin rằng có những chỗ tốt hơn, may mắn hơn là các nơi khác và rằng khung cảnh chung quanh của đồi, suối, đường, tường xây và cửa ngõ đều có thể ảnh hưởng đến con người. Họ kết luận rằng nếu một người làm thay đổi và quân bình với môi trường xung quanh thì người đó có thể tự ổn định và thăng tiến đời sống của mình. Như giáo sư Lin Sun giải thích thì : “Tôi điều chỉnh nhà cửa và văn phòng sao cho hòa điệu với sự vận hành của khí” có nghĩa là khí lực và hơi thở của vũ trụ : “như kích thước, hình dáng của giường ngủ, chiều cao tòa nhà, hướng cửa đường đi, và góc độ của nó đều có thể làm thay đổi vận mạng con người”.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Dù cho lịch sử cuốn phong thuy đã có bốn trăm năm trước Giáng Sinh, ý niệm và thực hành vẫn cứ chiếu theo y như từ thuở xa xưa đó, như những người nông dân Trung Hoa đầu tiên định cư dọc theo sông Vị và thung lũng sông Hoàng. Con người mưu sinh và trồng cây thành công là điều trước hết. Ca hai điều trên tùy thuộc vào sự thất thường và vòng vận hành của trời, đất, mưa, lũ, mặt trời, hạn hán, băng giá. Người Trung Hoa thấy số mạng của họ xoắn chặt vào tạo hóa và công việc huyền bí của toàn thể của vũ trụ. Họ đi tìm sự hòa nhập với sức mạnh thiên nhiên. Trời, đất được hiểu như những quyền năng sống động.

Phong cảnh tự nhiên được tôn trọng. Các tôn giáo Trung Hoa, các triết lý, thơ ca, tranh phong canh thường phản ánh ước mơ nắm bắt và gợi lên bằng sức mạnh, vẻ đẹp, sự quân bình và bất diệt của tự nhiên. Họ tin tưởng rằng cái gì đi ngược với sự vận hành trong thiên nhiên rồi có ngày phải bị hủy diệt. Bởi vậy khi xây dựng nhà cửa, đô thị, đường xá hay trang trại, họ hết sức né tránh làm xáo trộn lòng đất. Để sinh tồn, để được thịnh vượng và tránh động chạm đến con rồng đất, người ta phải thỉnh “thầy địa lý”. Họ giống như những nhà địa lý kiến trúc, truy tầm sự vận hành của khí, nhằm một chỗ lý tưởng để xây dựng trang trại, đến thờ, nhà cửa hoặc là định vị cho ca một đô thị hay một nơi làm mồ mã cho tổ tiên.

Ngày nay, để thành thạo thuật phong thuy phai mất nhiều năm huấn luyện và cần phải có trực giác bén nhạy nữa. Trong thời gian huấn luyện phải học ca triết lý và tôn giáo cổ của Trung Hoa. Cuốn sách này chỉ dẫn những tiến trình sơ khởi trong việc thực hành thuật phong thủy. Trước đó, cần chú ý đến những căn bản của thuật để khi hiểu rõ thì chúng ta càng dễ nắm bắt được những định luật và tiến trình của nó. Chúng ta hãy nhìn xem hình chữ Đạo.

ĐẠO VÀ THUYẾT ÂM DƯƠNG

Đạo là nguyên lý và tiến trình kết hợp con người và vũ trụ. Người Hoa có câu: “Mọi sự đều hòa với Đạo”, Đạo được dịch là “con đường” hay “lối đi”. Đạo là tự nhiên, là giai điệu muôn thuở của vũ trụ và hòa cùng con người. Quan niệm Đạo của Trung Hoa xưa là sự nhận thức từ thiên nhiên, họ nhận thấy thiên nhiên luôn luôn chuyển dịch theo chu kỳ và như vậy thì vận mệnh của họ tùy thuộc vào sự biến chuyển trong thiên nhiên.

Con người với thiên nhiên cùng hòa theo các định luật chung. Về mặt nguyên lý, Đạo phát sinh từ sự quân bình, sự hài hòa, hợp nhất của các động lực đối nghịch và bổ sung cho nhau. Tiến trình của Đạo là những chu kỳ nối tiếp liên tục, những đối nghịch đem lại chuyển hóa như mùa hè chuyển sang mùa đông, rồi lại trở về mùa hè. Qua sự hiểu biết về Đạo, các nhà Phong Thủy đi tìm sự quân bình để đạt tới hài hòa trong môi trường sống.

Lý thuyết về âm dương là một tên gọi của Đạo. Đây là hai lực điều hành và thống trị vũ trụ. Hai lực này đối nghịch nhau và cùng nhau tạo nên mọi hình thái của đời sống. Âm thì mờ tối, Dương thì sáng sủa, Âm thụ động, Dương tích cực. Tuy nhiên khi cả hai hòa hợp thì tượng thành, vì nếu không có lạnh thì chúng ta không có quan niệm nóng. Không có mới thì chẳng có cũ. Không có sự sống thì không có cái chết.

“Vạn vật đều cõng Âm và bồng Dương”

(Vạn vật phụ Âm nhi bảo Dương)

Đạo là gạch nối của Trời, Đất và Người (Thiên, Địa, Nhân) phân tất cả mọi vật ra hai phần đối nghịch nhưng bổ sung. Quan niệm Âm – Dương xem con người và môi trường làm một. Đó là nhà ở, chỗ làm việc, núi đồi, sông suối, qua đất và không gian. Nếu các bạn hiểu được những gì phong thủy trình bày, thì bạn có thể gìn giữ được sự quân bình bên trong, để được may mắn và cải thiện số mệnh của mình.

Thí dụ sự cân bằng của Âm – Dương chỗ nhà ở, nơi làm việc là điều đáng quan tâm. Ảnh hưởng của Đạo và Âm Dương hiện diện ở khắp nơi. Môn Phong Thủy có phận sự tìm kiếm để tạo ra một nơi cho việc sinh sống được quân bình, hài hòa, người ngụ cư được sức khỏe dồi dào. Ý nghĩa của sự cân bằng không thuần ở sự đối xứng bên ngoài. Nó sắp xếp nhà cửa và con người với các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo để có được sự hài hòa và yên lành trong môi trường chung quanh.

Cũng giống như một căn nhà trông ra ngoài hồ trong vị trí tự nhiên sẽ có tác dụng tốt hơn là một căn nhà được xây dựng giữa một lô đất vuông vức ở ngoại ô. Nhưng dù vậy, nếu cái hồ ấy (xem là yếu tố Dương) quá rộng lớn thì nó lại lấn lướt, gây áp lực với căn nhà (yếu tố Âm), nên cần có những tảng đá và khu vườn nhằm làm hòa hai nguyên tố kê trên. Đạo giữ một vai trò trong việc giải quyết một kiểu nhà lắm vụng về. Trường hợp này, người ta dùng ánh sáng, cây cối hay những tấm gương để lập lại sự cân bằng trong kiến trúc.