Sách Trang Trí Nội Ngoại Thất Theo Thẩm Mỹ và Phong Thủy Phương Đông

115. Chương 7: Phong Thủy Cao Cấp

Chúng ta đã biết tất cả nguyên lý căn bản trong nghệ thuật Phong Thủy. Tuy nhiên có một mặt ta chưa đề cập tới đó là : La Bàn Phong Thủy Trung Hoa. Trong chúng ta, có người thắc mắc tự hỏi, tại sao tới gần cuối sách mới nói đến một vật dụng thiết yếu như thế. Xin trả lời vì những lý do như sau : Trước tiên, la bàn địa lý chỉ thực sự dùng đến khi thầy địa lý được mời đến cuộc đất để phác thảo nền móng cho việc xây dựng. Kể đến họ lấy hướng đặt mồ mả hay “Âm phần” (không phải la bàn có phần vụ đặc biệt gì về việc chôn cất mà đơn giản do ít người có đủ sức xây một ngôi nhà mới, mà vì chung cuộc ai ai cũng phải chết). Lý do thứ ba, một điều rất thực dụng là ngày như một chi tiết đơn giản trên mặt la bàn cũng rất khó hiểu nếu người đó chưa có được sự hiểu biết căn bản trong nghệ thuật thực hành Phong Thủy.

Đến đây, ta thỏa lòng hiếu kỳ khi được xem la bàn Phong Thủy Trung Hoa. Nhưng còn cần trang bị để hiểu thêm về lịch số Trung Hoa và giải quyết sự bí mật của la bàn trước khi chúng ta có thể vào sâu hơn nữa trên mạng lưới của mặt la bàn.

LA BÀN

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

La Bàn, La có nghĩa là mạng lưới, Bàn : mặt đĩa. Trên mặt la bàn là những khoanh tròn chia ra từng ngănnhư một mạng lưới nhện. Riêng mặt đĩa có kim chỉ nếu lấy ra khỏi mạng lưới thì giống y như một cái đĩa. Mặt đĩa dựa trên một cái đế vuông và chuyển động được trên để đó. Hầu hết những mẫu La bàn ở viện bảo tàng hay vẽ trong các sách đều thiếu cái đế vuông, đế này rất đơn giản, rõ là không giữ phần vụ gì, nên các người có phận sự trong viện bảo tàng cho rằng nó chỉ dùng để đặt cái đĩa lên. Đây không đặt ra vấn đề, nhưng vì cái đế vuông có bề ngoài quá đơn giản nên được mô tả trước hết.

CÁI ĐẾ

Cái đế này hình vuông, có một lõm tròn cho cái đĩa đặt lên và xoay được trên đó. Đáy đĩa khớp với hai sợi chỉ đỏ, luồn chéo qua mặt đĩa ở góc phải – song song với cạnh đế.

Điều quan trọng là hai sợi dây chỉ này đặt thẳng hàng với cạnh đế, bắt chéo qua đầu nhọn trục kim la bàn và ghim chặt vào đĩa trên.

Vì Âm Dương có biểu tượng hình vuông chỉ trái Đất (Thổ) và hình tròn chỉ Trời (Thiên), nên cái để nhắc đến trái đất và đĩa tròn : chỉ cho Mặt Trời. Chúng ta phải lưu ý cách dùng hai đặc ngữ này trong việc phân chia mặt la bàn.