Sách Trang Trí Nội Ngoại Thất Theo Thẩm Mỹ và Phong Thủy Phương Đông

21. Quang Cảnh Đô Thị theo Phong Thủy

Mặc dù thuật Phong Thủy tại thành phố cổ theo với những định luật truyền thống của miền quê hay ngoại ô như cánh công viên, không kể những khu sân thượng trồng cây cảnh là tốt nhất. Ở thành phố, thiên nhiên chỉ đóng vai trò thứ yếu.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Thuật Phong Thủy ở đô thị trình bày một quan niệm hoàn toàn mới mẻ – Những nhà cao tầng, cầu, đường do người làm ra có khuynh hướng chế ngự những yếu tố thiên nhiên : đó là những điểm cao thay cho núi đồi, những con đường được xem là sông suối. Sức nặng của nhà chọc trời ép xuống con đường đất (địa long) hay một siêu xa lộ có cắt vào thịt nó xem ra chẳng đáng quan tâm. Nhà ở đô thị bị ảnh hưởng của dòng xe cộ và hướng của con đường hơn là ảnh hưởng của luồng nước và hình thể của một dòng sông. (Có vài định luật Phong Thủy liên quan đến việc thay thế yếu tố thiên nhiên bằng yếu tố nhân tạo – như trong nhà cao tầng, điểm lý tưởng để ở là tầng giữa, do độ vừa phải, tránh được tiếng ồn của xe cộ, ánh đèn pha và sức ép của những tầng trên cũng như không quá thấp để tránh những luồng gió tạt – điều này cũng giống như ở vùng ngoại ô, căn nhà phải xây ở lưng chừng núi).

Kết quả là các nhà Phong Thủy Đô Thị phải bận tâm nhiều hơn là gió và nước. Họ phải xem xét khí để dẫn nó, tăng cường và ngắt nó theo một hệ thống lý tính mới. Sắp xếp từ người bộ hành, hệ thống xe cộ đến các bóng dáng đồ sộ và các góc cạnh của nhà chọc trời kề cận.