Sách Màu Sắc Trong Phong Thủy

65. Sàn Nhà: An Toàn và Dễ Chịu

Sàn nhà và các vật dụng bố trí trên sàn là những điểm tiếp xúc thường xuyên nhất với mỗi người trong ngôi nhà của mình. Thế nhưng có lúc chúng ta lại ít quan tâm xem từng bước chân của mình khi di chuyển từ ngoài vào trong, từ trong nhà ra đến sân vườn có gặp trở ngại gì không.

Câu châm ngôn “Hãy bắt đầu ngay từ nơi bạn đang đứng” rất phù hợp với các quan điểm phong thủy hiện đại, trong đó việt đảm bảo một ngôi nhà ứng xử tốt liên quan chặt chẽ đến những bước chân của gia chủ.

Cảm nhận từ mặt sàn

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Đá Thạch anh vụn rải nền nhà

Các gia chủ hay có sẵn tâm lý phải chất đầy đồ đạc vào các không gian sống của mình mà quên rằng, những khoảng trống mới có ý nghĩa quan trọng cả về thẩm mỹ lẫn môi trường sống. Nếu ta xem xét ngôi nhà truyền thống Việt Nam hay Nhật Bản, yếu tố khoảng trống có nghĩa rất quan trọng. Việc đảm bảo khoảng trống trên sàn giúp giảm thiểu các vùng đọng bụi và tù hãm khí, đồng thời do con người có thể đi đến được (đồng thời cũng lau chùi dọn dẹp được) nên đa phần các khu vực trên sân sẽ luôn có Sinh Khí. Sàn nhà vốn là kết cấu Tĩnh nhưng lại luôn luôn bị Động do tiếp xúc hàng ngày, là phần Âm (thấp dưới chân người) nhưng bề mặt đón Dương quang và nâng đỡ mọi hoạt động trong ngôi nhà. Những yếu tố Âm Dương tác động qua lại với nhau cộng với quy luật Trọng lực khiến việc bố trí trên sàn nhà cũng quyết định luôn đến tính chất của toàn không gian nhà. Trong khi trần hay tường đóng vai trò giới hạn, bao che và trang trí nhiều hơn. Hãy thử dạo bước quanh nhà mình (đi giày hoặc đi chân trần sẽ mang lại các hiệu quả kiểm nghiệm khác nhau), bạn sẽ nhận diện được những bất an tiềm ẩn từ sàn nhà và các vật dụng bố trí trên đó.

Đầu tiên là kiểm tra cảm giác bề mặt, trơn hay nhám, bóng hay mờ, bằng phẳng hay nghiêng dốc, có những gờ và bậc lên xuống hay không… đều sẽ là nguyên nhân gây trơn trượt, lỡ bước, va vấp mà khi thiết kế và thi công rất cần lưu ý bên cạnh vẻ đẹp hay kiểu cách của vật liệu lót sàn. Những vị trí tiếp nối giữa các sàn nhà lát vật liệu khác nhau cũng cần quan tâm để đảm bảo tính thống nhất, chuyển tiếp hay nhấn mạnh về không gian.

Thứ nhì, bạn có thể kiểm tra tính cân bằng về Âm Dương của sàn nhà với cơ thể bạn, cụ thể là phần chân của con người vốn thuộc Âm nên cần gần nhà phải luôn ấm áp (ví dụ sàn gồ, thám hay gạch đất nung là những sàn âm còn đá granite là sàn lạnh nên chỉ nên dùng ở sảnh đông người.

Thứ ba là kiểm tra chiều hướng hay quy luật của lối đi trong nhà. Ví dụ, như quy luật của cầu thang (thuận hay nghịch chiều kim đồng hồ, tỷ lệ chiều cao và chiều rộng bậc, các tầng cầu thang có cao thấp khác nhau không..), quy luật sảnh trước cầu thang (có hay không khoảng đệm an toàn, các trang trí định hướng). Nếu cầu thang mỗi tầng mỗi khác sẽ dẫn đến việc phải điều chỉnh liên tục hướng nhìn, hướng đi và bước chân có thể va vấp khó chịu. Việc đặt nhiều vật trang trí trên các trục giao thông trong nhà cũng làm cho khả năng định hướng bị giảm sút, phân tâm khi di chuyển (vì bận nhìn ngắm tranh ảnh!) không an toàn nhất là với trẻ nhỏ hay người cao tuổi.

Các giải pháp cụ thể

Việc tạo nên một sàn nhà an toàn và dễ chịu thực ra không khó. Những tiêu chí cơ bản của kiến trúc cần đạt đến như thích dụng, bền vững, kinh tế và thẩm mỹ đều có thể áp dụng như những giải pháp phong thủy hiệu quả. Cụ thể là:

– Thích dụng: Đừng bao giờ chọn một vật liệu lát sàn chỉ vì nó đẹp. Hãy nghĩ đến vị trí sẽ ốp lát, ai sẽ đi lại trên sàn ấy và các sinh hoạt diễn ra thường xuyên (ví dụ sàn bếp không thể nào giống như sàn phòng ngủ được. Các đồ vật bố trí trên sàn cũng vậy (nếu có thể bỏ đi mà vẫn không ảnh hưởng gì thì nên bỏ đi, tương tự như quan điểm của chủ nghĩa tối thiểu (minimalism) là không thể thêm vào gì cũng như bớt được gì Nên nhớ sàn nhà cũng là một thành phần trang trí tốt nên những đồ vật trang trí khác có thể sẽ không cần thiết.

– Bền vững: Yếu tố này đặc biệt cần thiết bởi sàn nhà chịu nhiều áp lực nhất trong nhà. Nếu bề mặt sàn mau xuống cấp trầy trụa, chịu lực yếu (gác gỗ chẳng hạn) thì chắc chắn đó không phải là một sàn nhà an lành cho bước chân của bạn. Tường hay trần có thể dễ thay đổi hơn là sàn, vì thế cần chọn những vật liệu có tính bền vững cao cũng như độ bền vững về hình thức để không phải thay đổi nhiều, ví dụ sàn gỗ là một dạng sàn dễ phối hợp với các vật dụng trong khi sàn gạch thì phong phú về mẫu mã nhưng cũng đòi hỏi phải lựa chọn kỹ càng vật dụng và không gian tương ứng,

– Kinh tế: Khoan nói đến giá thành, về mặt phong thủy, sàn nhà kinh tế là sàn nhà ít làm gia chủ hao công tốn của

trong quá trình sử dụng và bảo trì, giảm thiểu thời gian chăm sóc, ít ngóc ngách, ít các khe nối hay “lên bờ xuống ruộng” gây trở ngại cho người sử dụng. Sàn nhà còn phải “quan hệ” tốt với các thành phần khác trong không gian ví dụ như: Một gian bếp có sàn nhà gạch nhám khổ lớn, màu sậm với giàn tủ bếp không chân để dã dàng lau chùi.

– Thẩm mỹ : Sự hài hòa về Âm Dương, Ngũ Hành và cảm nhận của người sử dụng. Ví dụ: phòng ngủ dùng sàn gỗ hay gạch màu ấm, màu thuộc hành Mộc, Thổ hay Thủy (các dải màu của vàng, xanh lá cây, xanh dương), tránh dùng nhiều hành Hỏa gây nóng nực hay hành Kim gây cảm giác lạnh lẽo. Mặc dù sàn nhà thuộc Âm và luôn là màu đậm hơn so với tường hay trần nhưng vẫn phải đảm bảo độ sáng nhất định. Sàn đá màu đen hay đỏ sậm hầu như chỉ dùng ở không gian công cộng. Yếu tố phản chiếu dương quang cũng cần chú ý, nếu sàn nhà bóng quá có thể gây lấp lánh, tạo ảo giác không tốt trong nhà ở.