Sách Màu Sắc Trong Phong Thủy

67. Tạo Không Gian Mở cho Nhà Nhỏ

Nhà ở phố thị, nhất là những căn nhà phố dài chừng 10 – 12m thường bị hạn chế về điện tích sử dụng. Để có không gian rộng đáp ứng nhu cầu sử dụng, nên hạn chế tối đa việc xây tường để quây phòng, ngăn vách, cần phải tạo không gian mở, tạo thành nơi giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình, nơi thư giãn.

Phòng sinh hoạt chung thường kết hợp với phòng khách. Tùy điều kiện cụ thể mà có thể thiết lập phòng sinh hoạt chung và phòng ăn – bếp có sự liên hệ gần gũi về không gian để tiện việc đi lại trong nhà. Phòng sinh hoạt chung có thể hướng ra môi trường bên ngoài như ban công, sân trong, sân trước, giếng trời, nơi có cây xanh, thoáng mát vì nơi đây thường tập trung nhiều thành viên một lúc. Phòng sinh hoạt chung thường có xu hướng đa chức năng, có thể kết hợp các phương tiện giải trí nhẹ có dàn máy vi tính, tivi, thư viện nhỏ, nơi trưng bày các bộ sưu tập hoặc có karaoke, nhạc cụ… Phòng sinh hoạt chung thường gặp trong nhà phố là ở khoảng thông tầng, nơi có phòng khách hoặc tầng lửng. Ở đây trần thấp nhưng lại thích hợp cho không khí thân mật hơn. Cũng có thể mở rộng sảnh cầu thang thành một phòng lớn làm phòng sinh hoạt chung. Trong nhà hẹp có thể dùng cách này để tận dụng diện tích.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Ngoài ra, bạn có thể tạo không gian mở cho căn nhà của mình trong những phương án sau:

Phòng khách – 3 trong 1:

Trong một căn nhà rộng, chủ nhà có thể thiết kế tới hai, ba phòng khách. Nhưng với diện tích khiêm tốn của nhà phố thị thì phải kết hợp phòng khách, phòng sinh hoạt, nghe nhạc… chung trong một không gian hay là phòng khách “3 trong 1” này.

Phòng khách cũng có thể là nơi làm việc, học hành hay kệ tủ rượu, gần bếp ăn. Nhu cầu về một phòng khách thực sự có thể thay đổi linh hoạt. Và trong không gian hạn chế thường không tạo vách ngăn cố định mà chỉ ước lệ để khi cần có thể nới rộng – phục vụ cho lễ tiệc tổ chức tại gia.

Nối kết phòng ăn với phòng khách

Phòng ăn được nối với phòng khách bằng vườn cảnh tạo một cái gạch nối nhẹ nhàng ở khoảng giữa nhà. Mặt khác, cốt nền phòng khách thấp hơn không gian phía sau (bếp ăn) vài bậc cấp mang lại cảm giác nhà rộng ra và phân định được không gian chức năng một cách ước lệ. Ngoài ra, cửa chính chỉ mở một cánh vừa đủ cho việc mang đồ đạc ra vào và đi lại, như vậy khu vực tiếp khách sẽ rộng hơn.

Nối phòng ngủ với khu sinh hoạt chung

Cầu thang là lối đi lại chính giữa các tầng và là nơi lấy sáng. Phòng ngủ của con cái được ngăn bởi các lam gỗ thay vì xây tường bít. Bàn học được kết hợp đặt ở vị trí này. Giữa phòng ngủ và khu vực sinh hoạt chung là kệ sách. Điều này vừa tận dụng được điện tích, vừa trang trí ngay ở sảnh cầu thang.

Nối các phòng ngủ với nhau

Phòng ngủ bố mẹ là không gian kín nhưng vẫn mở cửa sổ lấy sáng và thoáng từ trước ban công và sau phía cầu thang. Phòng ngủ phía sau tạo như một không gian mới. Đó là nơi có thể dùng làm nơi tập thể dục, phòng làm việc, hay thậm chí làm kho. Trường hợp nhà nhỏ thì mỗi tầng chỉ cần một nhà vệ sinh sử dụng chung.