Sách Trang Trí Nội Ngoại Thất Theo Thẩm Mỹ và Phong Thủy Phương Đông

69. Tường

Tường bên trong và bên ngoài có tên đặt cho bên trong là mặt trước, bên ngoài là mặt sau. Trong hình vẽ trang bên phải (Hình 27) cửa chính là Phụng, vì tường trong cũng là B. Tường ngoài là A, nên thuộc về Qui. Tương tự như thế, tường ngoài F và tường trong D thuộc về Long, trong khi tường ngoài C và tường trong E thuộc về Hổ. Như vậy đối với kiến trúc sư hay nhà xây dựng thì bức tường E và R là tường phía Đông, trong khi môn Phong Thủy gọi tường E thuộc Hổ và F thuộc Long.

Khi nào một địa điểm được khảo sát thì ta dùng tên bốn con vật gọi tên thay cho cách gọi thông thường của la bàn. Tên các con vật đi kèm theo màu sắc tương ứng với mỗi con :

Bắc Hắc Qui

Đông Thanh Long

Nam Hồng Phụng

Tây Bạch Hổ

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Có một điều lý thú là có nhiều nhà Phong Thủy Trung Hoa hiện đại, đặc biệt là ở Hồng Kông và Hoa Nam hay bỏ từ “Qui” và dùng từ “Chiến sĩ” vào khoảng đầu thế kỷ này. Người ta không rõ tại sao lại dùng từ Chiến sĩ thay cho Qui vì chữ Qui theo Lão Giáo và Mật Tông là biểu tượng cho vũ trụ ; chắc hẳn đây là thuật ngữ gốc nguyên thủy.

Lý thuyết Phong Thủy cho rằng căn nhà có điểm tốt nhất phải là điểm có hình thể phân minh rõ ràng theo tứ linh : Long, Phụng, Hổ, Qui. Nếu cả bốn biểu tượng trên không rõ thì cần có ba tượng còn ít hơn là Long tượng, không thì phải có Hỗ tượng làm vật thay thế cho cả Tứ tượng. Biểu tượng Long là tốt nhất và cũng là ưu tiên hàng đầu. Một đỉnh đồi hay một doi đất cao nhìn thấy từ xa có thể xếp vào vị trí Long để hợp cách là đại diện cho Tứ Linh.

Long và Hổ luôn theo nhau như bóng với hình, như nam châm có cực Bắc và cực Nam. Nếu có Long thì sẽ luôn có một điểm gọi là Hổ, dù điểm đó có thể không nhìn thấy. Tương tự vậy, nếu khung cảnh quá bằng phẳng không thấy Long nhưng có một ngọn đồi ở hướng Tây là Hổ, thì rồi phải hiểu ngầm là có long tượng dù không thấy hiện diện.