Sách Màu Sắc Trong Phong Thủy

88. CHƯƠNG VI: MÀU SẮC VÀ THUẬT PHỐI MÀU

Nguồn gốc lý luận màu sắc Trung Quốc thuộc về thời đại nguyên thủy của nền văn minh văn hóa Trung Quốc; ở thời kỳ này các lực lượng tự nhiên chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cuộc sống con người. Từ khoa học, tín ngưỡng, tôn giáo, các ngành nghệ thuật được sáng tạo nhờ quan sát tạo vật, từ đó sáng tạo ra những tư tưởng định luật. Có những học thuyết tồn tại qua hàng ngàn năm, từ lúc người Trung Hoa đến định cư lập nghiệp quanh lưu vực sông Hồng Hà và sông Hoài. Trong thời đại canh tác cổ sơ, người trồng trọt sống giữa đồng chồng luôn bị đe dọa bởi các lực lượng từ trời đất nắng mưa, gió chướng gây hạn hán, lũ lụt trên những cánh đồng tươi tốt hay khô cằn.

  1. TRỜI ĐẤT DÂN GIAN

Từ người dân cày đến các vua chúa ở Trung Quốc, mọi người đều tin tưởng rằng tạo hóa đất trời có toàn quyền định đoạt vận số sinh tử của họ. Trời đất tạo hóa uốn nắn số mạng con người, có đủ quyền lực như người hoặc thần lính. Núi non được ví như ông đất có đủ tay chân vươn dài ra, có sông suối cuồn cuộn chảy như máu huyết lưu thông trong cơ thể. Người, vạn vật sống gần kề nhau, nếu có động đến chỗ nào đó thì có tai họa ngay. Người dân vì thế mà có ý dè dặt hơn, chung sống hòa hợp với thiên nhiên, giữ đúng nề nếp sinh hoạt có văn hóa, các quy tắc, lối thực hành về màu sắc đều có giới hạn.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Đá Thạch anh vụn tím

Phong tục tập quán, lối chữa bệnh, truyền thuyết đều có nói đen công dụng màu sắc. Các thầy phong thủy xem thế đất làm nhà chọn một vùng đất xung quanh bốn phía có đồi núi bao bọc, như bốn linh vật chầu hầu. Thửa đất tốt làm nhà dựng đền chùa, xây lăng mộ dựa theo bốn mặt quay về hướng Bắc là huyền vũ tả hữu Đông Tây hợp với bạch hổ, thanh long, phía sau là hướng Nam hợp với chu tước. Hướng trung tâm hợp với thổ, là chỗ đứng của công trình xây dựng. Màu sắc ngũ hành góp phần định phương hướng căn nhà. Hướng Đông hợp màu xanh lục, màu đỏ hợp hướng Nam tốt nhất, hướng Tây và hướng Bắc không tốt. “Bạch hổ chiếu thẳng vô cửa trước, không gặp họa cũng gặp rủi ro”.

Trong thời cổ các buổi tế lễ cầu xin thần nông do vua chúa hoặc các thầy tu khởi xướng. Vua còn phải tế thần mặt trời, mặt trăng, cầu xin thổ thần, thần mùa màng ban cho một năm bội thu. Tại nơi dâng lễ bàn thờ tổ, vua cúng bò và dâng cả tơ lụa nữa. Lúc cầu xin thần sao, vua dâng mười một xấp tơ lụa, gồm bảy xấp lụa trắng và những xấp màu lục, vàng, đỏ, đen.

Trong thời cổ, người trung Hoa thường khấn vái nhìn lên trời lo sợ có điểm lành hay dữ sẽ đến với mùa gặt. Khi có sao chổi ra đời, nhật thực, nguyệt thực gieo tai họa cho muôn dân. Khi có nhật thực mặt trời, dấu hiệu của hoàng tộc vua mất hết uy quyền, đức độ, địa vị lung lay. Màu trời cũng là những dấu hiệu điềm xấu, tốt, cầu vồng mọc ở hướng Đông được mùa còn mọc ở hướng Tây gặp mưa bão. Trời đỏ buổi sáng, chiều có mưa, còn trời đỏ buổi tối ngày trong sáng. Trăng có quảng là điều gió to. Năm hành tỉnh: Hỏa tinh Kim tinh Thủy tinh Thổ tỉnh Mộc tỉnh, tượng trưng năm màu sắc ngũ hành (Kim tỉnh thuộc băng kim, màu trắng; hỏa tỉnh, hỏa đỏ), Nếu hành tính đổi màu, các chiêm tỉnh gia Trung Hoa theo đó mà đoán vận mệnh đất nước: Màu trắng bệch, màu tang tóc, hạn hán mất mùa; màu đồ chỉ đất nước có loạn, lật đổ chính quyền, binh biến; màu lục có lũ lụt; màu đen, dịch bệnh; màu vàng thì đất nước thịnh vượng. Người Trung Hoa còn đoán xem riêng từng ngôi sao: Sao thủy thuộc về hành thủy, có màu trắng điều xấu, hạn hán, sao thủy màu vàng, mất mùa, đất khô cần, có màu đỗ thị bính biến xảy ra, có màu đen điểm dữ, lụt lội..

Về phương diện lịch sử, màu sắc hợp hay không hợp dựa theo ngũ hành còn có thể hiện ở các công trình kiến trúc, trang trí đền chùa, cung điện. Màu sắc tượng trưng những gì ở trần gian theo sự an bài của tạo hóa từ đó giữ vững ngôi vua, bảo vệ ngai vàng để an dân trị nước. Mùa xuân và mùa thu mùa gieo trồng thu hoạch – nhà vua du hành từ Bắc Kinh về hướng Nam, cúng tế thần đất, quanh có đủ năm màu sắc của đất. Bàn thờ tế lễ thổ thần dạng hình vuông bốn cạnh, chính giữa phủ đất màu vàng, quanh phủ đất đủ màu xanh lục, đỏ, trắng, đen đến nay không còn nhận dạng được nữa.

Ảnh hưởng màu sắc đến vận mệnh nước Trung Hoa và muôn loài có thể lần theo dấu tích truyền thuyết Bà Nữ Oa. Bà sinh vào thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên, một người phi thường sinh sau ba tháng kế người anh bà là vua Phục Hy, người sáng tạo lá bùa bát quái. Bà Nữ Oa có những thiên tính kỳ diệu, Bà là thiên sứ của các vị thần, con gái của thủy thần, sơn nữ thần, thần ốc bươu, nữa mình là vỏ ốc bươu, có khi là mình rắn đầu người.

Thần Nữ Oa thực hiện nhiều sứ mệnh cao cả, vua Phục Hy nghe lời khuyên của Bà định ra luật lệ cấm những người cùng họ hàng lấy nhau, ấn định tuổi kết hôn phải có người mai mối, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Bà Nữ Oa kế vị người anh cai trị đất nước. Một cuộc binh biến chống lại Bà không thành, quân nổi loạn chạy về núi có đựng tám cột đá chống trời. Quá tức giận vì bại trận, quân phiến loạn làm sụp đổ một cột đá rơi xuống để hở trống một khoảng trời tạo ra một lỗ đen gây mưa gió khủng khiếp, Thần Nữ Oa cho nung đá chảy ra năm màu rồi dựng bốn cột trụ nhà trời (vũ trụ có hình vuông), cắt móng rùa thần tượng trưng cho sức mạnh và sự trường cửu. Hàng trăm thế kỷ sau những khuôn hình rùa thần tượng trưng sức bền bỉ cân xứng dùng làm chân trụ móng xây dựng cung điện.

Người Trung Hoa sử dụng màu sắc tê điểm kinh thành nhà vua tăng thêm quyền lực. Ở Bắc Kinh màu sắc có Tử Cấm Thành nơi vua đến bàn việc quốc sự, có đủ thiên thời địa lợi, nhân hòa, ám chỉ sao Bắc đẩu để củng cố vương quyền, cầu an cho đất nước, các công trình xây dựng ở kinh thành Bắc Kinh như cổng chào, tháp canh, đồi núi, sông hồ đều phải đúng hướng hòa hợp ngũ hành truyền thuyết từ đời nhà Minh cho xây dựng Tử Cấm Thành theo hình người, các cung điện trong triểu xây đúng vị trí ngũ tạng trong cơ thể người.

Màu vàng mái ngói cung điện hợp thành Thổ và hướng trung tâm, khẳng định uy quyền thuộc về nhà vua. Hướng trung tâm đặt ngai vàng lưng quay về phía quân thù ở hướng Bắc trị vì giang sơn vĩ đại ở hướng Nam, trước mặt. Nhà vua lập đàn tế lễ hàng năm cầu xin cho dân được trúng mùa, dâng lễ vật tế trời. Đàn tế lễ thổ thần màu sắc hợp với lời cầu xin vật tế thần. Đàn tế thần mặt trời xây màu đỏ, thuộc Dương, mặt quay về hướng Nam. Các lễ vật, bình lọ, áo lễ có màu đỏ. Đàn tế thần mặt trăng màu vàng, bình lọ áo lễ màu trắng hợp hành Kim Đàn tế trời lợp ngói xanh hướng về bầu trời cao để dâng lễ theo về nhà trời.

Theo truyền thống lịch sử, màu đỏ có. ý nghĩa sâu sắc đối với người Trung Hoa. Đó là màu mang lại nhiều may mắn, thường trưng bày ở những tiệc cưới, từ cung đình cho đến nơi dân đã. Vua Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa có ghi lại mẩu chuyện khôi hài ngay đêm lễ cưới trong tập hồi ký: “Từ vua đến thứ dân, mọi thứ đều là màu đỏ, giường đỏ, màn che cửa đỏ, áo dài đỏ, váy đỏ, bông hoa đỏ và một gương mặt đỏ”.

Tượng trưng cho điềm lành, màu đỏ được sử dụng trong những dịp lễ hội ở Trung hoa từ mấy ngàn năm trước. Trong sách kiến trúc cổ Trung Hoa: Chu Lễ, có nói lúc thay, đặt xà nhà ngoài việc đốt pháp đuổi tà ma, còn phải treo một mảnh vải đỏ, một cái rây sàng bắp câu được mùa mới,

Ở khắp Châu Á và khu người Hoa Chinatown ở nước ngoài, người ta thường thấy những tờ giấy đỏ vẽ chữ dán trước cửa nhà cầu xin vạn sự bình an, còn cô dâu theo truyền thống trang điểm toàn bộ một màu đỏ.