Sách Trang Trí Nội Ngoại Thất Theo Thẩm Mỹ và Phong Thủy Phương Đông

96. So Sánh Phương Pháp Địa Mạo và La Bàn

Chúng ta nhờ phương pháp Địa Mạo (diện mạo của cuộc đất) để khảo sát xây cất sao cho phù hợp về hình thể. Kế đến ta theo phái La Bàn để lấy hướng cho ngôi nhà trong cuộc đất dùng xây dựng.

Chúng ta cần nhớ bốn hướng Đông, Nam, Tây, Bắc liên kết với bốn con thú (Tứ Linh) : Long, Phụng, Hổ, Qui và cùng một lúc Tứ Linh cũng dùng để chỉ hướng của ngôi nhà : mé phải, trước, trái, sau.

Như vậy, Long là hướng chủ yếu trong địa điểm và ba mặt còn lại dành cho điểm. Đây là đoạn giới thiệu về định hướng cho mặt tiền của điểm trên thế hiện diện.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Đá Thạch anh dùng để trấn trạch

Trước hết, nói về Long của địa điểm. Thật là hiếm nơi lý tưởng để xây cất, trừ khi có vốn liếng thừa thải để chọn lựa đất đai. Tốt hơn cả là nơi quay về hướng Đông (Long) rồi mới đến hướng Tây ngọn đồi, là nơi được hướng Đông (Long) ôm vào. Qua hướng Bắc là một nhóm cây lớn hình chóp nón, hay chỏm núi phủ tuyết từ phía xa – và hướng Nam có hồ, đâm tươi mát cách nhà chẳng bao xa, lại có một mỏm đá chơ vơ, biểu hiện cho chim phụng của phương Nam.

Từ đó đi dọc xuống quy mô phía dưới là những địa điểm kém đi, ví dụ một chỗ trung bình không được ba hướng Long, Qui, Phụng nhưng chỉ có lợi thế của họ lại là miếng đất năm vào chỗ cuối không được tốt về các đặc điểm Phong Thủy.

Nếu ở nơi tự nó có lợi điểm Phong Thủy, thì sự phân định Tứ Linh dễ khiến cho địa điểm hưởng thêm sinh khí. Mặt khác điểm thường có chỗ bất lợi, có lẽ vì thắng ác khí mà kém sinh khí nhưng nhờ có địa điểm môi trường tốt nên loại trừ được một vài điểm xấu nào đó trong cuộc đất dựng nhà.

Việc định hướng tốt cho điểm trong một địa cục rất là phức tạp chứ không dễ như người ta trông chờ. Nói thế không phải làm khó cho các môn sinh thực hành Phong Thủy mà để dành cho các bậc thầy dày dạn kinh nghiệm. Vì vậy lý do này ta cần xét đến ảnh hưởng của tám hướng : (Bắc, Đông-Bắc, Đông, Đông-Nam, Nam, Tây-Nam, Tây-Tây Bắc) nội tại của một điểm.

Đến đây, ta mới chỉ đề cập đến bốn hướng chính Đông, Tây, Nam, Bắc. Từ đó cộng thêm bốn hướng phụ mà Trung Quốc gọi là “bàng phương” – hướng bên cạnh :

Tây-Bắc Bắc Đông Bắc

Tây Đông

Tây-Nam Nam Đông-Nam

La Bàn Trung Quốc đặt tám quẻ vào chỗ tám hướng nhưng muốn hiểu tại sao thì trước nhất là phải biết qua về bản chất của “tám quẻ”.