Sách Trang Trí Nội Ngoại Thất Theo Thẩm Mỹ và Phong Thủy Phương Đông

121. Tương Quan giữa La Bàn và Lịch Số – Hai Mươi Tám

TƯƠNG QUAN GIỮA LA BÀN VÀ LỊCH SỐ

Trên mặt la bàn có 24 điểm, mỗi điểm này tương đương với một điểm trong bảng nơi trang 111 cũng như Với giờ của đồng hồ phương Tây ngày nay.

Trung Hoa chia giờ của họ từ 12 thành 24 giờ “tiểu giờ”, Tiểu giờ trước gọi là “tiền” giờ và “hậu” giờ. Nửa đêm là điểm giữa của Chi I (Tý), giờ đổi, bắt đầu từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng. “Tiểu tiện giờ” từ 11 giờ khuya đến nửa đêm (12 giờ), “Tiểu hậu giờ” từ nửa đêm đến 1 giờ sáng.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

HAI MƯƠI TÁM

Hai mươi bốn cung phương cho phép người dùng la bàn tìm được vị trí trái đất trong bầu trời bằng cách điều chỉnh vòng nhật kỳ với quỹ đạo thường niên của mặt trời. Nhưng nó không phải là một hệ thống thật chính xác. Thông thường ở rìa đĩa la bàn có một vòng chia thành 365 1/4 độ số của Trung Hoa. Vì thế mỗi độ tượng trưng vị trí thay đổi của mặt trời trong một ngày. Với phương tiện la bàn, người ta dùng được cả ở trái đất và trong thiên văn. Vì mục đích xem thiên thể mà vòng đo độ kế bên được ghi vị trí hai mươi tám vị sao (Nhị Thập Bát Tú) của Trung Hoa nằm dọc theo vùng trời xích đạo. Bằng cách ghi nhận vị trí của trăng tròn, luôn luôn là ngày thứ mười lăm trong tháng lịch Trung Hoa. Người dùng la bàn có thể định vị trí mặt trời giữa các sao, trăng tròn luôn luôn nằm vào vị trí trực diện với mặt trời. Những yếu tố này cho phép bậc thầy Phong Thủy ở thời cổ tính toán được ngày có nguyệt, hay nhất thực và năm theo mặt trời (để dùng trong nông nghiệp). Tên của hai mươi tám vị sao được ghi vào danh sách dưới đây, tất cả được coi là có ảnh hưởng ích lợi ít nhiều. Người ta có thể đối chiếu ngày theo lịch Tây và độ số của hai mươi tám vị sao,

Tuy nhiên vị trí của các sao di chuyển bằng một độ, hay một ngày vào khoảng ba mươi năm một lần, vị trí thay đổi định kỳ khác nhau trên mặt la bàn của hai mươi tám vị sao tính vào biến đổi dần dần này (*). Đề cập sâu hơn nữa về những ghi nhận dẫn nhập trong việc sử dụng la bàn để xem thiên văn không nằm trong mục đích của sách này.

* Ghi chú : Để hiểu thêm những điểm ghi nhận về ý nghĩa lịch sử trong việc dời đổi các vị trí của hai mươi tám vì sao trên các mẫu khác nhau của la bàn, xem Chinese Geomancy (Element, 1989), trang 177 và để biết thêm chi tiết về 28 coi Astrology (Aquarian press, 1987) chương 4 hay The Chinese Astrology Workbook (Aquarian press, 1988 Trang 65 – 77).