Khoa học thiền định

Khoa Học Thiền Định (p7) – Thiền để trở thành một vị Phật

Chúng ta nên thiền định mỗi ngày tại nhà. Thông thường, tất cả mọi thành viên trong gia đình sẽ cùng ăn tối với nhau. Tương tự, thiền định nên được thực hành theo nhóm. Điều này gọi là thiền nhóm. Tất cả mọi thành viên trong gia đình nên ngồi cùng nhau vào mỗi buổi sáng, mỗi buổi chiều, mỗi buổi trưa hoặc mỗi buổi tối. Thời điểm nào cũng tốt. Vì vậy, tìm một nơi hợp lý, một nơi xinh đẹp, một nới thoải mái, một nơi tối làm phòng thiền định.

Xem video Thiền đơn giản nhất tại link này: https://kimtuthap.vn/thien/

Chúng ta có phòng học, phòng thư viện, phòng ăn, phòng bếp, phòng vẽ tranh, phòng xem TV…. và chúng ta cũng nên có phòng thiền. Phòng thiền nên thông thoáng, có thể có mùi thơm dễ chịu. Một vài bức ảnh của các vị thầy. Chúng sẽ kích thích bạn siêng năng thiền định. Nhưng nhìn chung, căn phòng nên để trống.

Chúng ta có thể ngồi trên sàn hoặc chúng ta có thể ngồi trên ghế hoặc chúng ta có thể ngồi trên ghế dài hoặc chúng ta có thể ngồi dựa vào tường. Tư thế phải thật thoải mái, mắt nhắm lại, ngón tay đan vào nhau, không nhất thiết phải giữ cho cột sống thẳng. Thật sự, chúng ta không cần phải giữ cho cột sống thẳng đứng.

Patanjali đã nói “Sthira Sukham Asanam”

“Asanam” có nghĩa là tư thế của cơ thể, “Sukham” có nghĩa là thoải mái, “Sthiram” có nghĩa là ổn định. Tư thế chúng ta chọn phải vững chắc và thật sự thoải mái. Tư thế thẳng lưng thật sự không thoải mái, đặc biệt là cho những người không thực hành Hatha Yoga và những người lớn tuổi. Thật sự thì điều này cũng không cần thiết. Hãy thật thoải mái. Bạn cảm thấy như thế nào là tốt nhất thì sẽ tốt nhất cho chính bạn.

“Asanam” là tư thế của cơ thể. Chúng ta có thể ngồi trên thảm, trên sàn, trên ghế, trên giường hoặc bất kỳ đâu. Hãy dựa vào lưng ghế, hoặc thân cây. Bất cứ nơi đâu yên tĩnh, hãy đi vào thiền định. Bất cứ nơi nào, bất cứ thời gian nào, bất cứ hoàn cảnh nào cũng được. Không có nơi nào hoặc thời điểm nào đặc biệt thiêng liêng hơn những nơi khác. Không có hoàn cảnh nào tốt hơn những hoàn cảnh khác. Bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ nơi nào và bất kỳ hoàn cảnh nào đều là thời điểm tốt nhất, nơi tốt nhất và hoàn cảnh tốt nhất cho việc thiền định.

Chúng ta nên thiền định trong bao nhiêu phút? Có một quy luật đơn giản. Chúng ta phải ngồi, nhắm mắt, tồn tại với hơi thở bằng với độ tuổi của cơ thể vật lý.

Nếu chúng ta là một chàng trai 10 tuổi, chúng ta phải ngồi trong 10 phút; nếu chúng ta là một cô gái 15 tuổi, chúng ta phải ngồi trong 15 phút; nếu chúng ta 30 tuổi, chúng ta phải thiền trong 30 phút; nếu chúng ta 60 tuổi, chúng ta phải thiền trong 60 phút, tương tự như vậy. Nếu chúng ta phải làm bài thi, chúng ta phải đạt được điểm tối thiểu để vượt qua nếu không, chúng ta không thể lên lớp được. Tương tự, để lên vượt lên những nấc thang của thiền định, chúng ta phải ghi được những điểm số tối thiểu mỗi lần.

Yêu cầu thời gian tối thiểu để làm cho thiền định trở nên thành công hơn một chút, bình an hơn một chút, ý nghĩa hơn một chút mỗi lần. Có một quy luật đơn giản. Hãy nhớ, thời gian ngồi thiền mỗi ngày tương ứng với mỗi năm tuổi.

Giống như một đứa trẻ trở thành người lớn, tâm trí càng lúc sẽ càng hỗn độn hơn. Tâm trí của trẻ em ít hỗn độn hơn; tâm trí của người lớn thường cực kỳ hỗn độn. Vì vậy, trẻ em cần ít thời gian hơn để làm êm dịu tâm trí. Tuy nhiên, đối với người lớn, để rừng rậm trở thành một khu vườn, sẽ tồn nhiều thời gian hơn. Tâm trí rừng rậm phải trở thành một tâm trí vườn cây.

Hãy dành thời gian của chính bản thân để thiền định. Thật sự, chúng ta phải thiền thật nhiều, thật nhiều, thật nhiều. Chúng ta có rất nhiều thời gian trong 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Nếu chúng ta chịu dừng những cuộc nói chuyện vô bổ, chúng ta sẽ có thêm rất nhiều thời gian cho việc thiền định mỗi ngày. Nữa tiếng thiền tương đương với 6 tiếng ngủ tùy thuộc vào thâm niên của người thực hành. Vì vậy, trong 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, nếu chúng ta sáng suốt, chúng ta có thể có rất nhiều thời gian để thực hành thiền định.

Thiền định là điều quan trọng nhất. Đó là thức ăn của linh hồn. Người vợ là một linh hồn; người chồng là một linh hồn; trẻ em là những linh hồn. Hãy nuôi dưỡng linh hồn của những người vợ, nuôi dưỡng linh hồn của những người chồng, nuôi dưỡng linh hồn của những đứa trẻ. Mỗi ngày, các thành viên trong gia đình phải thực hành thiền nhóm. Ở văn phòng công ty cũng vậy, tất cả mọi nhân viên và giám đốc cũng nên thiền định. Nên có một phòng riêng cho thiền định, ở tất cả các văn phòng, tất cả các trường học.

Tất cả mọi thành viên của mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngôi trường, mỗi học viện hãy cùng nhau tận hưởng thiền nhóm, nủa tiếng, 20 phút, 10 phút. Đó là điều bắt buộc. Thời gian tối thiểu cho các học sinh là khoảng 5 phút. Cho các sinh viên là khoảng 10 phút. Điều này ngay lập tức tăng sự hiệu quả của tất cả thành viên trong gia đình, tất cả thành viên trong học viên, tất cả thành viên trong trường học và tất cả thành viên trong doanh nghiệp công ty.

Thiền là điều tuyệt đối phải làm. Nó làm lắng dịu tâm trí; làm mới mẻ tâm trí; tăng năng lượng cho cơ thể vật lý; làm sắc bén trí tuệ và mang lại thức ăn cho linh hồn.

Thiền định là sống bằng chính linh hồn tự nhiên của mình.

Thiền định là cách để có được trí tuệ trưởng thành. Thông qua trí tuệ trưởng thành sẽ tạo ra tâm trí bình an. Thông qua tâm trí bình an sẽ tạo ra sức khỏe vật lý. Mọi vấn đề thể chất đều xuất phát từ sự lo âu của tâm trí. Mọi lo âu xuất phát từ sự non nớt trí tuệ. Sự non nớt trí tuệ xuất phát tự sự thiếu hụt những trải nghiệm tâm linh, thiếu thiền định, thiếu sự thông thái của linh hồn.

Tâm trí là một ông chủ. Cơ thể vật lý là một đệ tử, một bản sao. Toàn bộ cơ thể vật lý là một bản sao tự nhiên của tâm trí. Toàn bộ mọi thứ đều là tâm linh – thể xác. Cuộc sống của chúng ta là tâm linh. Nếu chúng ta quan tâm đến tâm linh có nghĩa là chúng ta đã quan tâm đến thể xác.

Tâm linh – thể xác, nói một cách đơn giản, thể hiện hệ thống xương sống và bắp thịt của khoa học tâm linh.

Vậy, chúng ta đang ở trong sự vĩ đại của khoa học thiền định. Chúng ta phải lắng nghe những điều này thật nhiều lần. Và, bên cạnh đó, chúng ta phải thực hành thiền định nhiều hơn nữa. Điều quan trọng nữa là chúng ta phải lắng nghe những trải nghiệm thiền định của người khác. Giống như một nhạc sĩ thường lắng nghe rất nhiều bản nhạc của những người khác, một người thực hành thiền cũng nên lắng nghe nhiều những trải nghiệm của người khác.

Thiền định, đọc sách về thiền định, lắng nghe trải nghiệm của người khác… tất cả 3 điều vĩ đại trên là niềm vui của khoa học tâm linh.

Trong tiếng Phạn, chúng ta gọi chúng là Dhyana, Swadhyaya và Sajjana Sangatha. Dhyana có nghĩa là thực hành thiền định; swadhyaya có nghĩa là đọc sách, tài liệu về những trải nghiệm của những người thực hành thiền khác; sajjana sangathya có nghĩa là lắng nghe, trực tiếp, những trải nghiệm giác ngộ của người khác.

Lời chào và lời mới của tôi gửi đến tất cả những học sinh của khoa học thiền định. Trở thành một học sinh của khoa học thiền định… là điều bắt buộc cho mỗi người và tất cả mọi người. Hãy làm cho cả thế giới toàn bộ đều là những người thực hành thiền định! Đều là những vị thầy! Đều là những vị Phật!