Khoa học thiền định

Khoa Học Thiền Định (p2) – Thiền Định là gì?

Tâm thức là sự thật cơ bản nhất. Suy nghĩ là một chức năng của tâm thức. Năng lượng là sản phẩm của suy nghĩ. Và cuối cùng, sự vật là kết tinh của năng lượng. Trong Thiền định, chúng ta tiến hóa đến cấp độ của tâm thức… đến cấp độ của tâm thức thuần khiết… không còn suy nghĩ, không còn làn sóng tâm trí nào cả.

Thiền định có nghĩa là không còn sự tỉnh thức của cơ thể, không còn gì cả. Thiền định có nghĩa là hoàn toàn không còn sự tỉnh thức của trí tuệ. Thiền định có nghĩa là an trú hạnh phúc trong sự tỉnh thức linh hồn – sự tỉnh thức thanh khiết nhất của bản thân.

Xem video Thiền đơn giản nhất tại link này: https://kimtuthap.vn/thien/

thien

Khi chúng ta ở trong cơ thể, chúng ta bị giới hạn bởi tâm trí của cơ thể. Nếu chúng ta sinh ra trong một gia đình đạo Hindu, chúng ta sẽ bị giới hạn bởi tâm trí của đạo Hindu. Nếu chúng ta sinh ra trong một gia đình đạo Hồi, chúng ta sẽ bị giới hạn tâm trí của đạo Hindu. Nếu chúng ta sinh ra trong một cộng đồng xã hội, chúng ta sẽ bị giới hạn bởi tâm trí của cộng đồng xã hội!

Sự tổng hợp của tất cả những kinh nghiệm trong các cuộc sống trước kia, xét trên khía cạnh của sự thông thái, được gọi là sự tỉnh thức trí tuệ.

Thiền định có nghĩa là vượt lên khỏi sự tỉnh thức cơ thể, sự tỉnh thức tâm trí, sự tỉnh thức trí tuệ và dừng lại ở sự tỉnh thức thanh khiết nhất của bản thân.

Sau khi ở trong sự tĩnh lặng của thiền định, chúng ta quay về với cuộc sống của cơ thể – tâm trí, sự tỉnh thức trí tuệ của chúng ta trở nên sắc bén hơn, thông thái hơn. Sự tỉnh thức cảm xúc hoặc sự tỉnh thức tâm trí cũng trở nên bình an và tự chủ hơn. Sự tỉnh thức cơ thể trở nên tràn đầy năng lượng.

Mỗi ngày, chúng ta phải đi vào trong sự tĩnh lặng của thiền định và sự tinh khiết của tỉnh thức… làm lắng dịu mọi thứ trong tâm trí, lắng dịu mọi vấn đề trong tâm trí. Chúng ta phải dừng mọi mức độ của hoạt động, mọi mức độ của tâm trí và mọi mức độ của trí tuệ để quay trở về với sự tỉnh thức tinh khiết.

Cơ thể vật lý của chúng ta có được từ cha mẹ. Tâm trí của chúng ta được tạo ra từ xã hội. Tâm trí được xây dựng bởi những luật lệ của xã hội.

Trí tuệ là sản phẩm của rất nhiều lần tồn tại trong những cuộc sống trước kia. Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta ở trong một cơ thể vật lý! Đây là lần thứ n. Tổng hợp toàn bộ những sự thông thái trong tất cả các cuộc sống được gọi là trí tuệ.

Mỗi linh hồn đều trải qua rất nhiều lần luân hồi. Trung bình, một linh hồn có khoảng 300 đến 400 lần được tái sinh.

Linh hồn là một thực thể. Linh hồn là một tấm gương phản chiếu của sự tỉnh thức tinh khiết, đến với trái đất để trải nghiệm những thử thách trong cuộc sống loài người.

Làm cách nào để chúng ta hiểu được rằng chúng ta không chỉ có cơ thể vật lý? Làm cách nào để chúng ta hiểu được rằng chúng ta đã trải qua rất nhiều lần sống và sẽ sống nhiều lần sống nữa? Làm cách nào để chúng ta có thể thấu hiểu được tất cả những điều này? Làm cách nào để Chúa Jesu có thể thấu hiểu được những điều này? Làm cách nào để Đức Phật có thể thấu hiểu những điều này?

Họ có thể hiểu được vì họ đã thực hành thiền định. Bởi vì họ đã trở thành những vị thầy thiền định! Vì họ đã làm yên lặng tâm trí của họ. Vì họ đã học cách an trú trong sự tỉnh thức tinh khiết. Bởi vì họ đã học cách luôn luôn vượt lên trên sự tỉnh thức cơ thể, sự tỉnh thức tâm trí và sự tỉnh thức trí tuệ.

Họ đã thực hành thiền định một cách tuyệt vời và họ đã trở thành những ánh sáng tuyệt diệu của thế giới. Chúa Jesu là một ánh sáng tuyệt vời của thế giới. Đức Phật là một ánh sáng tuyệt vời của thế giới. Krishna là một niềm vui của thế giới. Tương tự, chúng ta cũng phải trở thành những vầng sáng và niềm vui của thế giới.

Niềm vui đến từ ánh sáng.

Nơi nào không có thiền định, nơi đó không có ánh sáng. Nơi nào không có ánh sáng, nơi đó chỉ có những cuộc sống buồn bã, cuộc sống đau khổ, cuộc sống bi kịch, cuộc sống mệt mỏi, cuộc sống bất an.

Thiền định mang lại thành công cho cuộc sống, hiệu quả cho cuộc sống, viên mãn cho cuộc sống, sức mạnh cho cuộc sống, bình an cho cuộc sống và sự hài hòa cho cuộc sống.

thien-la-gi

Cuộc sống phải luôn luôn là niềm vui. Cuộc sống phải luôn luôn vui sướng. Nếu chúng ta không hiểu được chính bản thân ở những khía cạnh sự thật cơ bản nhất, những chân lý tổng quát nhất, làm sao cuộc sống có được niềm vui? Không có thiền định, không có niềm vui trong cuộc sống. Không có thiền định, không có bình an vượt lên trên mọi sự hiểu biết.

Bình an vượt lên mọi sự hiểu biết là gì? Bình an mà chúng ta biết khi chúng ta có nhiều tiền trong túi. Thông thường, chỉ có tiền và sức khỏe có nghĩa là bình an tâm trí. Khi chúng ta có vợ và 2 đứa con, đó là một cảm giác tốt đẹp. Những sự bình an vượt lên mọi hiểu biết là gì? Điều đó chỉ có được thông qua thiền định. Khi chúng ta thực hành thiền định, chúng ta hợp nhất với toàn thể tạo hóa. Chúng ta hợp nhất với toàn bộ đấng tạo hóa.

Trong giấc ngủ, chúng ta chỉ đơn thuần là đi ra khỏi cơ thể vật lý; nhưng trong thiền định chúng ta hợp nhất với toàn thể tạo hóa. Giấc ngủ chỉ là người em họ hàng xa của thiền định.

Thiền định là mục tiêu hàng đầu của cuộc sống.

Chúng ta đánh giá giấc ngủ quá quan trọng và gần như quên mất thiền định! Tuy nhiên, thời điểm đã đến cho toàn thể nhân loại để hiểu được khoa học thiền định một cách rõ ràng như giấc ngủ.

Đây là lúc để toàn thể nhân loại ý thức được sự cần thiết cấp bách của thiền định. Chúng ta phải làm cho thiền định trờ thành việc đều đặn trong cuộc sống. Cũng giống như việc chúng ta đi ngủ mỗi ngày, chúng ta cũng phải thiền định mỗi ngày.

Thiền định là gì?

Thiền định có nghĩa là tồn tại với chính bản thân chúng ta, yêu thương chính bản thân chúng ta, dành thời gian cho chính bản thân chúng ta. Giống như chúng ta dành thời gian cho vợ chồng, con cái, bạn bè, hàng xóm, chúng ta cũng phải dành thời gian cho chính bản thân mình.

Mỗi ngày, chúng ta hãy ngồi ở góc phòng. Chúng ta có thể ngồi thoải mái trên một chiếc ghế. Chúng ta phải bắt chéo hai chân. Chúng ta hãy thư giãn toàn bộ cơ thể. Chúng ta hãy nhắm mắt, đan tay và tồn tại cùng với hơi thở. Chúng ta không được mở mắt cho dù có bất kỳ điều gì xảy ra.

Tất cả mọi người cần phải thiền đinh mỗi ngày càng nhiều càng tốt. Bất cứ khi nào có thời gian, hoặc khi không có việc gì khẩn cấp, thiền định là điều cần thiết cấp bách nhất mỗi ngày.

Khoa học thiền định rất đơn giản.

Có 3 quy luật của sự chuyển động. Có 3 quy luật của nhiệt động học. Tương tự, có 3 quy luật của khoa học thiền định.

Quy luật thứ nhất:

“Khi chúng ta tồn tại với hơi thở tự nhiên, đơn giản, nhẹ nhàng, êm đềm, bình an.. tâm trí sẽ trở nên gần như trống rỗng”

Hơi thở không phải là một phần của cơ thể; nhưng hơi thở lại ở trong cơ thể. Hơi thở không phải là sự vật nhưng hơi thở cũng gần giống như một sự vật để chúng ta có thể tập trung vào đó. Hơi thở luôn luôn diễn ra! Hơi thở không có tuổi tác. Hơi thở là đại diện của sự tỉnh thức tinh khiết ở bên trong cơ thể. Hơi thở rất đơn giản. Hơi thở có thể được trải nghiệm. Hơi thở có thể được thấu hiểu.

Chúng ta phải hòa hợp bản thân với hơi thở của chúng ta. Khi hòa hợp bản thân với hơi thở, tâm trí trở nên trông không. Đây chính là quy luật đầu tiên, quy luật vĩ đại của khoa học thiền định.

thien-hoi-tho

Thiền đinh là làm yên lặng tâm trí. Chúng ta bắt đầu nó với hơi thở!

Chúng ta không bắt đầu tiền định với bất kỳ câu thần chú nào. Nó không liên quan và không đóng bất kỳ vai trò nào trong thiền định! Miệng phải im lặng. Miệng là một sự vật của thế giới vật chất này, vì vậy, nó không được sử dụng trong khoa học thiền định. Miệng không có bất cứ vai trò nào trong thiền định.

Hơi thở là điều đầu tiên quan trọng nhất trong khoa học thiền định. Điều cuối cùng trong khoa học thiền định là con mắt thứ 3.

Khoa học thiền định có nghĩa là làm lắng dịu tâm trí, chúng ta không cần phải tập trung vào bất kỳ hình ảnh nào trong tâm trí. Chúng ta phải làm cho tâm trí trở về zero. Không có sự tưởng tượng nào cả. Chúng ta cũng không nên chú ý vào vị trí của con mắt thứ 3. Và không có bất kỳ âm thanh nào từ miệng. Không niệm bài kinh nào trong miệng cả.

Tâm trí phải hòa nhập với hơi thở. Đó là điểm mấu chốt. Nếu tâm trí không cùng với hơi thở, tâm trí không thể trở nên trống không.

Tâm trí phải trở nên trống rỗng. Tâm trí phải dừng lại những hình ảnh của xã hội và tôn giáo … những hình ảnh của Đạo Hồi, Thiên Chúa Giáo, Ấn Độ Giáo, Xã Hội, Thần Thánh, Vô Thần Thánh, Phật Giáo. Tâm trí phải hoàn toàn trống không.

Quy luật vĩ đại thứ 2 của khoa học thiền định:

“Khi tâm trí bắt đầu trống rỗng, một lượng lớn năng lượng vũ trụ sẽ tràn vào cơ thể vật”

Một tâm trí hỗn độn là một cái rào chắn. Một tâm trí hỗn độn không cho phép năng lượng vũ trụ đi vào hệ thống cơ thể. Khi tâm trí giống như một khu rừng, nó là một tấm rào chắn. Nó không cho năng lượng vũ trụ đi vào cơ thể.

Một tâm trí hỗn độn sẽ dầy đặc và không thể xuyên thấu. Tuy nghiên, khi tâm trí dày đặc trở nên trong trẻo, xuyên thấu được, nguồn năng lượng vụ trụ sẽ tràn vào cơ thể.

Tâm trí cần phải được hoàn toàn trống rỗng.

Tâm trí là sự ngăn cách giữ năng lượng vật lý và năng lượng vũ trụ. Nó là đường ranh giới giữa năng lượng vũ trụ và năng lượng vật lý. Khi tâm trí giống như một khu rừng, nó là một chướng ngại vật dày đặc.

Khi tâm trí chỉ trở thành một tấm màng có thể thẩm thấu khi tất cả mọi suy nghĩ không còn nữa. Vậy, làm cho tâm trí từ dày đặc trở nên trong suốt bằng cách giảm số lượng suy nghĩ và khoảng cách giữa các suy nghĩ tăng lên gọi là thiền định. Và, cách duy nhất là thông qua hơi thở.

Tất cả chúng ta đều hiểu về áp suất thẩm thấu của hệ thống rễ cây. Chất dinh dưỡng từ bên ngoài đi vào hệ thống rễ cây do khả năng cho phép thẩm thấu của rễ. Điều tương tự xảy ra đối với tâm trí trong thiền định. Tâm trí trở nên có khả năng thẩm thấu. Màng chắn dầy đặc trở nên trong trẻo, và một lượng lớn năng lượng vũ trụ tràn vào cơ thể vật lý.

Quy luật vĩ đại thứ 3 trong khoa học thiền định nói rằng:

“Khi năng lượng vụ trụ tràn vào cơ thể với một lượng đủ lớn, kết quả là sự khai mở của con mắt thứ 3”

Kết quả cuối cùng của thiền định đó là sự khai mở các giác quan bên trong. Kết quả cuối cùng là khai mở những nhận thức sự nhận thức cao cấp. Kết quả cuối cùng là khai mở sự tỉnh thức của linh hồn. Kết quả cuối cùng là hòa hợp với linh hồn.

Với một người thông thường, linh hồn sẽ bị lãng quên. Thiên đường sẽ bị đánh mất. Thiên đường phải được giành lại. Linh hồn chính là thiên đường.

Cơ thể vật lý phải trở nên tràn ngập năng lượng vũ trụ. Khi cơ thể căng tràn năng lượng vũ trụ, tiềm năng của linh hồn được kích hoạt dần dần. Nếu không, tiềm năng đó vẫn tiếp tục ngủ yên.

Tiềm năng của linh hồn là vô hạn. Và, những tiềm năng đó sẽ không được kích hoạt nếu chúng ta không thiền định.

Tất cả mọi thực thể của cơ thể – tâm trí phải trở thành những thực thể của cơ thể – tâm trí – linh hồn. Đó là mục tiêu của khoa học thiền định. Khoa học thiền định là là nguồn gốc của tất cả các môn khoa học. Khoa học thiền định là khoa học của sức khỏe. Khoa học thiền định là khoa học của niềm vui. Khoa học thiền định là khoa học của việc làm tối ưu hóa năng lượng. Khoa học thiền định là sự hợp nhất của khoa hoc. Khoa học thiền định hợp nhất mọi khía cạnh của con người.

Hãy gọi tên của KHOA HỌC THIỀN ĐỊNH!